Sự thật về tác dụng của những mũi tiêm “thần thánh” – tiêm filler là như thế nào? Có thật sự hiệu quả và mang lại vẻ đẹp như lời đồn? Thực hư như thế nào thì hãy cùng Phòng Khám tìm hiểu nhé!
Bạn đang đọc: Những sự thật về tiêm filler mà bạn nhất định phải biết
Contents
1. Tiêm filler là gì? Filler giúp gì trong việc làm đẹp
Tiêm filler là thủ thuật thẩm mỹ nội khoa, sử dụng hoạt chất có khả năng làm đầy tiêm trực tiếp vào bên trong lớp trung bì nhằm tăng thể tích tại vị trí tiêm, cải thiện độ căng bóng, mịn màng của làn da và làm mờ các nếp nhăn trên khuôn mặt. Ngoài ra, thủ thuật này còn có khả năng tạo hình một số cơ quan có diện tích nhỏ như môi, mũi, má, thái dương và cằm.
Tiêm filler là phương pháp xâm lấn tối thiểu, có quy trình thực hiện khá đơn giản, thời gian thực hiện nhanh và chế độ chăm sóc không quá nghiêm ngặt.
Có những phương pháp tiêm filler phổ biến như:
- Tiêm filler môi
- Tiêm filler mũi
- Tiêm filler má baby
- Tiêm filler cằm
- Tiêm filler thái dương
- Tiêm filler rãnh cười
- Tiêm filler mông
- Tiêm filler tai phật
- Tiêm filler làm đầy sẹo lõm
2. Ưu và nhược điểm của phương pháp tiêm filler
Tiêm filler là thủ thuật thẩm mỹ phổ biến hiện nay. Thủ thuật này có thể đáp ứng được nhiều nhu cầu làm đẹp như cải thiện làn da, xóa nếp nhăn, tăng độ đàn hồi, trẻ hóa làn da, tạo hình môi, mũi, má và khuôn mặt. Tuy nhiên trước khi thực hiện, chị em nên cân nhắc giữa ưu điểm và hạn chế của thủ tiêm filler để dễ dàng lựa chọn được thủ thuật phù hợp với nhu cầu và sở thích.
2.1.Ưu điểm:
- Thời gian thực hiện nhanh (chỉ khoảng 20 – 30 phút)
- Mức độ xâm lấn thấp, hầu như chỉ gây đau nhẹ, sưng tấy và đỏ trong khoảng vài ngày đầu
- Phương pháp làm đẹp an toàn, tự nhiên
- Không phải kiêng cử nhiều và thời gian phục hồi nhanh
- Chi phí thấp hơn so với phẫu thuật thẩm mỹ
2.2. Mặt hạn chế:
- Hiệu quả tạm thời từ 1-3 năm tùy từng vùng tiêm, không thể duy trì vĩnh viễn như thẩm mỹ xâm lấn
- Không phù hợp với những trường hợp có nhiều khuyết điểm khó xử lý
3. Thực hư tiêm filler bị hoại tử mù mắt?
Gần đây, có những thông tin về một bệnh nhân tiêm filler bị hoại tử mù mắt. Thực hư của câu chuyện trên là thế nào?
Thực tế, tiêm filler để xảy ra những biến chứng nặng nề rất hiếm nhưng không phải là không có. Do sự nở rộ của các dịch vụ làm đẹp tiêm filler trái phép tại các trung tâm thẩm mỹ, spa do các nhân viên tự tiêm cho khách, nên số tai biến ngày càng nghiêm trọng. Nặng nhất là biến chứng mạch não hoặc tắc động mạch mắt gây mù mắt; hoại tử da trán do tiêm filler mũi trán. Nguyên nhân chính gây ra biến chứng này là do bác sĩ đã vô tình thực hiện tiêm filler quá liều lượng cho phép, khiến cho phần filler bị tràn qua các mô xung quanh, ảnh hưởng trực tiếp đến mắt của bạn gây ra mù mắt nếu như không được điều trị kịp thời. Đây là một lỗi lầm thường gặp ở các bác sĩ không có kinh nghiệm hoặc không được đào tạo bài bản về quy trình tiêm filler.
4. Tiêm filler có tác dụng phụ không
Tuy chỉ là một phương pháp làm đẹp đơn giản và được xem là an toàn nhất. Tiêm filler vẫn có một số tác dụng phụ thường gặp như: đỏ, sưng tấy, ngứa, bầm tím….Những triệu chứng này chủ yếu xảy ra sau khi tiêm và có thể biến mất hoàn toàn trong khoảng 1 tuần sau khi tiêm.
Tìm hiểu thêm: 5 lưu ý khi tiêm filler đầy rãnh cười nhất định phải biết
Trường hợp nặng hơn, thì có thể xảy ra hiện tượng nhiễm trùng, tổn thương mạch máu, filler vón cục, hoại tử,….
Để giảm thiểu các tác dụng phụ ít gặp, bạn nên lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm và đảm bảo vô trùng tuyệt đối trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, cần chú ý chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo kết quả của phương pháp và hạn chế rủi ro phát sinh.
5. Nguyên nhân gây nên những biến chứng và cách phòng tránh
Như chúng ta đã đề cập ở trên, những biến chứng có thể gặp phải khi tiêm filler như là: nhiễm trùng, hoại tử, vón cục, mù mắt,…Vậy nguyên nhân do đâu và phòng tránh như thế nào?
- Nhiễm trùng: Nguyên nhân là do quy trình tiêm filler dùng dụng cụ bẩn, không vệ sinh sạch, nhiễm trùng vị trí tiêm khiến sưng vù, chảy mủ, gây đau đớn.
- Hoại tử: Do khi tiêm filler không đúng cách, lạm dụng quá nhiều dẫn tới chất không đào thải được ra ngoài, nhiễm trùng rồi hoại tử vùng tiêm.
- Vón cục: Do bác sĩ tiêm chất làm đầy không phân bố đều các điểm mà vón thành cục to ở một vị trí, không đẹp lại đau nhức. Để lâu thì bộ phận đó bị nhiễm trùng, thậm chí hoại tử.
- Mù mắt: Chuyên gia thẩm mỹ tiên không có tay nghề tốt, kỹ thuật kém nên tiêm vào mạch máu gần mắt dẫn tới mù mắt.
- Giải pháp chung để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm trên đó chính là: Lựa chọn cơ sở làm đẹp an toàn và uy tín, đảm bảo tay nghề, kỹ thuật của bác sĩ thực hiện; chất lượng cơ sở đảm bảo, an toàn, sạch sẽ; Sử dụng filler chính hãng; Chế độ chăm sóc sau khi tiêm phù hợp.
6. Kiêng khem sau khi tiêm filler
Sau khi tiêm filler xong là bạn đã hoàn thành nửa chặng đường, nửa chặng đường còn lại sẽ là kiêng khem và bảo quản vùng thẩm mỹ sau tiêm:
- Không uống rượu, bia, các chất kích thích như cà phê… trong khoảng 2 tuần đầu sau tiêm.
- Kiêng hải sản trong 2 tuần đầu
- Không ở trong phòng có nhiệt độ cao như phòng xông hơi
- Không massage, xoa bóp hay tác động mạnh vào vùng vừa tiêm filler vì có thể làm lệch chất làm đầy, ảnh hưởng đến hình dáng vùng thẩm mỹ sau tiêm
- Tránh tiếp xúc với các tia UV
- Tránh stress, giữ tinh thần thoải mái, thư giãn
- Cấp nước cho cơ thể đầy đủ
- Hạn chế thức ăn nhanh.
>>>>>Xem thêm: Tiêm filler cằm bị bầm tím thì phải làm sao ?
Hi vọng những thông tin trên bổ ích với quý khách hàng. Nếu có bất kì thắc mắc nào liên hệ với Phòng Khám qua hotline để được biết thêm chi tiết.
Đừng quên theo dõi chúng tôi để có thể cập nhật các kiến thức da liễu, thẩm mỹ nội khoa và nhận hỗ trợ khi cần thiết nhé.
PHÒNG KHÁM DA LIỄU THẨM MỸ BÁC SĨ VŨ THÁI HÀĐịa chỉ: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu cũ, Ô Chợ Dừa – Đống Đa Hà Nội.Facebook: https://www.facebook.com/BSVuThaiHaFacebook: https://www.facebook.com/trungcahocduong.dalieuthaihaHotline: 0967571166 hoặc 0968571166