Ưu nhược điểm các loại sụn nâng mũi 2020, nên lựa chọn loại sụn nào?

Rate this post

Như chúng ta đã biết, chất liệu sụn được sử dụng trong nâng mũi được chia làm 2 nhóm: sụn tự thân và sụn nhân tạo. Khách hàng trước khi tiến hành phẫu thuật nâng mũi cần đặc biệt lưu ý đến chất liệu sụn để đưa ra quyết định lựa chọn loại sụn cũng như phương thức nâng mũi phù hợp. Chính vì vậy, trong bài viết này, Tấm sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn cụ thể hơn về ưu, nhược điểm của những loại sụn đang được ưa chuộng hàng đầu trên thị trường, từ đó giúp bạn có được sự lựa chọn đúng đắn về phương pháp nâng mũi sử dụng sụn. Cùng khám phá ngay nào!

1. Ưu và nhược điểm của các loại sụn nâng mũi tự thân phổ biến

1.1. Sụn sườn

Bác sĩ thường sẽ lấy một đoạn sụn cuối của xương sườn số 6 hoặc số 7, lý do bởi vì ở phần cuối của xương sườn, quá trình tái tạo sụn mới diễn ra nhanh chóng nhất, sẽ không làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác cũng như sự hoạt động bình thường của các cơ quan trong cơ thể, đảm bảo sức khỏe cho khách hàng.

Ưu điểm vượt trội:

Nhờ vào đặc điểm khá cứng, thẳng, chắc chắn nên sụn sườn là chất liệu lý tưởng để nâng sống mũi, kéo dài đầu mũi và dựng trụ mũi.

Sụn sườn

1.2. Sụn vành tai

Nâng mũi bằng sụn vành tai là phương pháp bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường ở phía sau tai, sau đó dùng các dụng cụ y khoa chuyên dụng để lấy khoảng từ 1 đến 2 cm sụn vành tai. Bạn sẽ không phải lo lắng về chức năng hay hình dáng tai sau khi lấy sụn, bởi vết mổ nhỏ, sụn được lấy ra một lượng phù hợp và vẫn đảm bảo an toàn.

Ưu điểm vượt trội:

Sụn vành tai ở vị trí tai dễ bóc tách, có độ mịn và cong dẻo nên rất thích hợp trong việc tạo hình vùng đầu mũi mềm mại tự nhiên.

Nhược điểm:

Loại sụn này không thích hợp để nâng sống mũi vì có thể bị biến dạng theo thời gian do tính chất co rút của nó.

sụn vành tai

1.3. Sụn vách ngăn

Sụn vách ngăn nằm ở trong khoang mũi, là sụn ngăn cách hai bên lỗ mũi. Trong quá trình nâng mũi, bác sĩ sẽ tận dụng một phần sụn vách ngăn để làm các miếng ghép giúp tạo dựng nền mũi vững chắc, đồng thời kéo dài và nâng cao đầu mũi giúp tạo hình vùng đầu mũi đẹp tự nhiên hơn.

Ưu điểm vượt trội:

  • So với các loại sụn khác, sụn vách ngăn có tính bền vững và độ an toàn cao, khó bị biến dạng và cong vênh.
  • Sụn vách ngăn còn mang đặc điểm thẳng và mềm dẻo, tạo độ mềm và dẻo dai cho mũi trước những tác động từ bên ngoài vào cấu trúc mũi.

Ngoài những ưu điểm vượt trội của riêng từng loại sụn, sụn tự thân nhìn chung còn có các ưu điểm và một số nhược điểm như sau:

Ưu điểm:

  • Độ tương thích của sụn tự thân với cơ thể phải nói là vô cùng cao, có thể lên đến 99% do được lấy ra từ chính cơ thể của khách hàng.
  • Giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ dị ứng, đào thải.
  • Giúp khắc phục được tất cả các khiếm khuyết mà nâng mũi sụn nhân tạo hay gặp phải như lộ sóng mũi, bóng đỏ đầu mũi, sưng, viêm,…
  • Giúp xử lý các vấn đề liên quan đến đến nâng mũi, sửa mũi hỏng.
  • Mũi sau nâng thường rất đẹp, cao, thẳng, thon gọn và đầu mũi  rất mềm mại, tự nhiên.
  • Về lâu dài, dáng mũi ngày càng trở nên đẹp hơn do tương thích với cơ thể.
sụn vách ngăn

Nhược điểm:

  • Nâng mũi bằng sụn tự thân có chi phí cao hơn so với nâng mũi bằng sụn nhân tạo.
  • Thời gian thực hiện lâu hơn do diễn ra nhiều quá trình phẫu thuật phức tạp hơn.
  • Do ngoài vết thương nơi mũi thì khách hàng sẽ chịu thêm một vết thương ở vị trí lấy sụn nên sẽ đau hơn và lâu lành hơn.

2. Ưu và nhược điểm của các loại sụn nâng mũi nhân tạo phổ biến

2.1. Sụn silicon

Vốn xuất hiện trên thị trường thẩm mỹ mũi đã khá lâu, qua nhiều lần được cải tiến thì sụn silicon đã trở nên hoàn thiện hơn, có khả năng tồn tại trong cơ thể người một khoảng thời gian từ 3 – 10 năm (tùy thuộc cơ địa) mà không gây biến chứng.

Ưu điểm:

  • Giúp tạo ra dáng mũi mềm mại, đẹp tự nhiên nhờ độ mềm dẻo của chất liệu silicon.
  • Khó để lộ dấu vết đã từng phẫu thuật nâng mũi.
  • Dễ đẽo gọt theo nhiều hình dáng, kích cỡ khác nhau, phù hợp với dáng mũi của khách hàng.
  • Có thể tồn tại lâu trong cơ thể.

Nhược điểm:

  • Dễ gây tụt sống mũi, tạo áp lực gây bóng đỏ đầu mũi do sụn tương đối nặng.
  • Dễ gặp phải tình trạng xô lệch, kích ứng vì không có độ bám dính cao.
  • Do mạch máu và mô khó bám dính nên lâu ngày, sụn silicon sẽ gây bao xơ ở các vùng xung quanh.
  • Sụn dễ gây kích ứng cho những người có cơ địa nhạy cảm.
Sụn silicon

2.2. Sụn Goretex

Gore –Tex là chất liệu xốp và tương đối mềm hơn silicon, được cấu tạo từ loại nhựa nhân tạo polytetrafluoroethylene (e-PTFE), có cấu trúc vi mô siêu nhỏ với các lỗ nhỏ li ti.

Ưu điểm:

  • Kết cấu mềm mại, dễ uốn nắn, giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc hoặc bào mòn da về lâu dài.
  • Có khả năng kết dính các mô, góp phần gắn chặt vào cấu trúc mũi hơn, không gây ra hiện tượng lệch, lung lay.
  • Góp phần tạo ra một dáng mũi cao và thanh thoát, nguy cơ lộ sống mũi thấp hơn.
  • Khả năng tương thích cao với cơ thể.
Sụn Goretex

Nhược điểm:

  • Mức độ kết dính quá tốt nên khó bóc tách, chỉnh sửa hoặc loại chất độn nếu không may bị lệch, cần chỉnh sửa.
  • Có khả năng bị co hoặc biến đổi theo thời gian.

2.3. Sụn Softxil

Softxil có xuất xứ từ Hàn Quốc và đã qua được vòng kiểm định, đánh giá gắt gao của FDA Hoa Kỳ.

Ưu điểm:

  • Mang nhiều ưu điểm vượt trội của các loại sụn đang thịnh hành hiện nay.
  • Đạt tiêu chuẩn về độ mềm mại, hài hòa, cho vẻ đẹp tự nhiên.
  • Độ bám dính và tương thích với cơ thể cao, không gây lộ sóng, bóng đỏ đầu mũi.
  • Không mất nhiều thời gian nghỉ dưỡng.

Nhược điểm:

  • Giá thành cao do có nhiều ưu điểm vượt trội.
  • Nguy cơ kích ứng nếu cơ địa khách hàng kén chất liệu sụn.
Sụn Softxil

2.4. Sụn Surgiform

Surgiform là một loại sụn sinh học được làm từ 100% ePTFE – một chất liệu an toàn trong y tế đã được sử dụng để làm mạch máu nhân tạo. Surgiform được Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ FDA chứng nhận an toàn và cấp phép sử dụng cho nên nâng mũi bằng sụn surgiform là một phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ tuyệt đối an toàn.

Ưu điểm:

  • Độ tương thích cao với cơ thể người, hạn chế tối đa biến chứng, đào thải.
  • Khả năng chịu lực tốt, tính định hình cao, hạn chế lệch sau va chạm.
Sụn Surgiform

Nhược điểm:

  • Có khả năng đào thải nếu sử dụng sụn kém chất lượng
  • Do khả năng bám chắc, kết dính với mô nên khi gặp trường hợp cần tháo sụn thì rất khó khăn.

3. Nâng mũi nên lựa chọn loại sụn nào?

Lựa chọn sụn nâng mũi là quyết định quan trọng, ảnh hưởng tới kết quả của quá trình phẫu thuật nâng mũi, cho nên cần được xem xét kỹ lưỡng, dựa trên nhiều yếu tố như:

  • Cơ địa của khách hàng.
  • Kết quả thăm khám sức khỏe.
  • Lời khuyên, lời tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Mức chi phí cho phép, phù hợp với điều kiện của khách hàng.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, dù lựa chọn bất kỳ loại sụn nào, khách hàng cũng cần tìm một địa chỉ thẩm mỹ uy tín, chất lượng để “chọn mặt gửi vàng”. Hiện nay, trên thị trường có nhiều cơ sở hoạt động mà không có giấy phép, sử dụng chất liệu kém an toàn, không chính hãng, tay nghề bác sĩ không đảm bảo, khiến người thực hiện nâng mũi gặp phải tình trạng dở khóc dở cười, tiền mất tật mang. Chính vì vậy, điều thiết yếu là lựa chọn một cơ sở thẩm mỹ uy tín.

Thẩm mỹ viện Tấm – với gần 10 năm kinh nghiệm hoạt động, là top  10 địa chỉ thẩm mỹ uy tín và chất lượng hàng đầu Việt Nam – hứa hẹn sẽ là một người bạn đồng hành đáng tin cậy của khách hàng trên con đường chinh phục nhan sắc đỉnh cao.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+3
Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+5